Bộ công cụ trình chiếu hình ảnh 3D phục vụ quảng cáo
Đây là bộ công cụ trình chiếu hình ảnh 3D hologram được một bạn ở công ty quảng cáo nghiên cứu thiết kế. Nguyên tắc hoạt động của nó thì giống như những cái mà mình đã làm thủ công trước đây nhưng được đầu tư nghiên cứu hẳn hoi chứ không làm vui vẻ như mình nên chất lượng hoàn thiện có thể nói là khá tốt. Mình đã xin các bạn ấy trên tay sản phẩm này, đồng thời cũng xin được luôn bản vẽ thiết kế, mô hình CAD mà các bạn ấy đã dựng trên máy tính trong quá trình phát triển. Hôm nay xin chia sẻ thêm với các bạn những kinh nghiệm mình học được từ các bạn này.
Cả một chiếc màn hình được tháo bỏ vỏ, sau đó được đặt úp ngược xuống bên dưới để chiếu hình ảnh
Khác với cái của mình là chỉ làm kính rời, các bạn này làm hẳn một bộ đầy đủ luôn: bộ khung bên ngoài bằng gỗ bọc mica cam, lớp kính mica rất đặc biệt mà mình sẽ nói sau, một màn hình được tháo vỏ ra rồi gắn chết vào phía trên kính và một số bộ phận khác như đèn, mẫu vật thật đặt bên trong. Đồng thời do được chế tạo nhằm mục đích demo quảng cáo các sản phẩm nào đó nên đã tự dựng hẳng một đoạn video nội dung bằng phần mềm 3D chuyên dụng chứ không dùng cái trên Youtube như mình.
Mica thường được dán lên một lớp polarize nhằm chống hiện tượng bóng ma. Ánh sáng chỉ có thể đi qua theo 1 hướng, khi xoay 1 góc 90 độ thì lại là một màn tối đen.
Như đã nói ở trên thì nguyên tắc hoạt động của bộ công cụ này rất đơn giản, chủ yếu là dựa trên sự phản xạ ánh sáng từ màn hình lên bề mặt của trong suốt mà ở đây là mica, nhưng điểm mấu chốt chính là khắc phục được các hiện tượng bóng ma, chập hình giúp hình ảnh 3D hiện rõ và đẹp hơn. Các bạn ấy cho biết đã thử qua rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng chập hình và cuối cùng, giải pháp là một loại mica polarize. Chỗ này cũng khá công phu khi mà có rất nhiều cách để tạo ra một bề mặt mica polarize, các bạn ấy đã thử mua một loại mica chuyên dụng tạo ảnh hologram từ Anh với giá rất mắc nhưng kết quả cho thấy vẫn chưa vừa ý.
Lần lượt từ trái sang phải: Loại mica thường được dán lên một lớp polarize (ở giữa), ngoài cùng bên phải là tấm mica chuyên dụng chiếu hình hologram mua từ Anh nhưng không cho hiệu ứng vừa ý
Một giải pháp khác được đưa ra là dùng một tấm phủ lên mica thường (có nhiều loại và loại các bạn ấy dùng được nhập từ Nhật với giá khác mắc, loại rẻ cũng có ở Việt Nam nhưng tiền nào của nấy theo chia sẻ của các bạn ấy). Sau khi dán lớp phủ lên, chúng ta sẽ có một tấm mica trở nên tối màu, giải quyết được tình trạng chập hình mà mình đã từng mắc phải. Đồng thời, lớp kính hơi tối màu lại giúp sản phẩm được sang hơn, hình ảnh 3D bên trong sẽ rõ ràng và sắc nét hơn (tất nhiên là còn phụ thuộc vào chất lượng màn hình chiếu xuống nữa).
Thêm một khối vật thể thật, một bóng đèn và bố trí thật chính xác để đồng bộ với video thì chúng ta sẽ có một màn trình diễn rất thật
Theo chia sẻ của bạn Vũ, trưởng nhóm thì bên cạnh việc sử dụng lại mica phân cực, việc đặt một chiếc đèn và mẫu vật thật (ở đây là miếng gỗ màu đen mang hình dáng chiếc điện thoại) vào bên trong chiếc hộp sẽ giúp hình ảnh chiếu lên trông có vẻ thực hơn và đã hơn. Mặt khác, bạn ấy còn cho biết rằng do có cấu trúc tương đối khép kín nên bộ công cụ này có thể cho hình ảnh sắc nét và rõ ngay cả khi đặt ở ngoài trời. Mặc dù vậy, các bạn ở đây vẫn thừa nhận là đây vẫn là một phiên bản prototype chứ chưa thật sự hoàn thiện về hình thức cũng như nội dung video nhưng những điều đó là hoàn toàn khắc phục được.
Nội dung video được nhóm tự dựng để thử demo các tính năng của một chiếc điện thoại nào đó
Nhóm thiết kế chia sẻ là tình cờ biết được công nghệ này từ lâu, nhưng các hãng nước ngoài đã bán ra các công cụ này với giá rất mắc. Do đó các bạn ấy muốn tìm cách sản xuất rẻ hơn nhằm dễ tiếp cận với người dùng Việt Nam muốn sử dụng công cụ này để quảng cáo, demo sản phẩm,… Cuối cùng, bạn nào thích thì cũng có thể tải về các file CAD, bản vẽ PDF mà các bạn ở đây đã dựng lên trong quá trình thiết kế để tự làm cho mình một cái.
Cám ơn các bạn tại MangoAds đã cho mượn công cụ trên tay
Thêm một số hình ảnh của bộ công cụ này
Nội dung video được nhóm tự dựng, 3 mặt khác nhau
Các thành phần của một chiếc màn hình TV đã được tháo vỏ và gắn chết vào trong
Khác với cái của mình là chỉ làm kính rời, các bạn này làm hẳn một bộ đầy đủ luôn: bộ khung bên ngoài bằng gỗ bọc mica cam, lớp kính mica rất đặc biệt mà mình sẽ nói sau, một màn hình được tháo vỏ ra rồi gắn chết vào phía trên kính và một số bộ phận khác như đèn, mẫu vật thật đặt bên trong. Đồng thời do được chế tạo nhằm mục đích demo quảng cáo các sản phẩm nào đó nên đã tự dựng hẳng một đoạn video nội dung bằng phần mềm 3D chuyên dụng chứ không dùng cái trên Youtube như mình.
Như đã nói ở trên thì nguyên tắc hoạt động của bộ công cụ này rất đơn giản, chủ yếu là dựa trên sự phản xạ ánh sáng từ màn hình lên bề mặt của trong suốt mà ở đây là mica, nhưng điểm mấu chốt chính là khắc phục được các hiện tượng bóng ma, chập hình giúp hình ảnh 3D hiện rõ và đẹp hơn. Các bạn ấy cho biết đã thử qua rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng chập hình và cuối cùng, giải pháp là một loại mica polarize. Chỗ này cũng khá công phu khi mà có rất nhiều cách để tạo ra một bề mặt mica polarize, các bạn ấy đã thử mua một loại mica chuyên dụng tạo ảnh hologram từ Anh với giá rất mắc nhưng kết quả cho thấy vẫn chưa vừa ý.
Một giải pháp khác được đưa ra là dùng một tấm phủ lên mica thường (có nhiều loại và loại các bạn ấy dùng được nhập từ Nhật với giá khác mắc, loại rẻ cũng có ở Việt Nam nhưng tiền nào của nấy theo chia sẻ của các bạn ấy). Sau khi dán lớp phủ lên, chúng ta sẽ có một tấm mica trở nên tối màu, giải quyết được tình trạng chập hình mà mình đã từng mắc phải. Đồng thời, lớp kính hơi tối màu lại giúp sản phẩm được sang hơn, hình ảnh 3D bên trong sẽ rõ ràng và sắc nét hơn (tất nhiên là còn phụ thuộc vào chất lượng màn hình chiếu xuống nữa).
Theo chia sẻ của bạn Vũ, trưởng nhóm thì bên cạnh việc sử dụng lại mica phân cực, việc đặt một chiếc đèn và mẫu vật thật (ở đây là miếng gỗ màu đen mang hình dáng chiếc điện thoại) vào bên trong chiếc hộp sẽ giúp hình ảnh chiếu lên trông có vẻ thực hơn và đã hơn. Mặt khác, bạn ấy còn cho biết rằng do có cấu trúc tương đối khép kín nên bộ công cụ này có thể cho hình ảnh sắc nét và rõ ngay cả khi đặt ở ngoài trời. Mặc dù vậy, các bạn ở đây vẫn thừa nhận là đây vẫn là một phiên bản prototype chứ chưa thật sự hoàn thiện về hình thức cũng như nội dung video nhưng những điều đó là hoàn toàn khắc phục được.
Nhóm thiết kế chia sẻ là tình cờ biết được công nghệ này từ lâu, nhưng các hãng nước ngoài đã bán ra các công cụ này với giá rất mắc. Do đó các bạn ấy muốn tìm cách sản xuất rẻ hơn nhằm dễ tiếp cận với người dùng Việt Nam muốn sử dụng công cụ này để quảng cáo, demo sản phẩm,… Cuối cùng, bạn nào thích thì cũng có thể tải về các file CAD, bản vẽ PDF mà các bạn ở đây đã dựng lên trong quá trình thiết kế để tự làm cho mình một cái.
Cám ơn các bạn tại MangoAds đã cho mượn công cụ trên tay
Thêm một số hình ảnh của bộ công cụ này
Toàn bộ sản phẩm được làm thủ công, phần khung gỗ dán mica, lớp mica phủ Polarize và màn hình đặt phía trên
Nhìn từ mặt hông, chính xác là 3 cạnh chứ không phải 4 cạnh như cái của mình làm
Dây điện của màn hình thò ra ngoài
Mặt sau còn có một hộc mở ra được, dùng để chỉnh vị trí hoặc sắp đặt vật thể thật nếu cần
Chiếu thử nào!
Các thành phần của một chiếc màn hình TV đã được tháo vỏ và gắn chết vào trong
Hình ảnh được trình chiếu cho hiệu ứng khá đẹp
và cũng khá thực nữa, nhìn sơ sẽ dễ lầm là iPhone thật
Bộ công cụ trình chiếu hình ảnh 3D phục vụ quảng cáo
Reviewed by Unknown
on
00:11
Rating:
Không có nhận xét nào: